Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu, ra mủ là do nguyên nhân gì ? Cách điều trị như nào ?

Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ra mủ là những tình trạng không phải hiếm gặp ở cả nam và nữ giới hiện nay. Tình trạng này kéo dài không điều trị sẽ gây ra những biến chứng rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu, ra mủ là do nguyên nhân gì ? Cách điều trị như nào ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Đi tiểu mà cảm thấy đau buốt là điều không hề đơn giản bởi rất có thể bạn đang gặp tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận tiết niệu, ở thận hay ở bàng quang. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

TẠI ĐÂY Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa

Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu là hiện tượng gì?

Khi bị tiểu buốt người bệnh sẽ luôn có cảm giác đau, buốt lúc bắt đầu tiểu, trong khi tiểu và cả sau khi tiểu xong. Cảm giác đau xuất hiện nhiều ở vùng bụng dưới, vị trí bên trong của thận, bàng quang hay phía dưới là bộ phận tiết niệu.

Còn khi bị tiểu rắt, người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và đi nhiều lần trong ngày. Vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, nhất là vào ban đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.

Tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu của người bệnh có lẫn máu khiến nước tiểu đổi màu, thường có màu hồng hoặc đỏ sẫm. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì mắt thường khó có thể phát hiện ra máu trong nước tiểu, cần phải xét nghiệm mới biết được kết quả.

Nếu người bệnh bị cả tiểu buốt lẫn tiểu rắt kèm ra máu thì đó là biểu hiện của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt ra máu

Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm niệu quản, bệnh thận do tiểu đường, bệnh bạch cầu…. là nguyên nhân gây ra việc đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu. Người bệnh sẽ rất khó chịu, đau buốt tận óc mỗi khi đi tiểu.

Sỏi tiết niệu: là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu. Sỏi cọ xát, kích thích và gây áp lực lên niệu đạo khiến người bệnh gặp vấn đề ở quanh vùng niệu đạo.

Ung thư: ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt hay thận đều khiến người bệnh gặp các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt ra máu, tiểu không hết, cảm thấy nóng rát và đau buốt khi đi tiểu.

Ngoài ra, vấn đề vệ sinh không sạch sẽ cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây tiểu buốt, tiểu rắt.

TẠI ĐÂY Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa

Những nguy cơ biến chứng của tiểu buốt, tiểu rắt ra máu

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh thậm chí những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tiểu buốt gây suy giảm chức năng tình dục: tiểu buốt, tiểu rắt sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt ở nam giới khi bị tiểu buốt thì chắc chắn tuyến tiền liệt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì tuyến tiền liệt là nơi sản sinh ra tinh dịch, do đó sự viêm nhiễm gây tiểu buốt sẽ làm làm giảm chất lượng tinh trùng và tinh dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này.

Khi bị tiểu buốt, người bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng, lo sợ, không dám đi tiểu, nhịn tiểu – điều này sẽ tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và gây nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm như ung thư hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản dẫn tới vô sinh.

Tiểu buốt có mủ:Tiểu buốt có mủ có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập vào cơ thể.

Các vị khuẩn sẽ xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh không sạch sẽ, sử dụng nguồn nước bẩn, dùng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc đồ bó sát bị ẩm ướt.

Những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tiểu buốt có mủ

Bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm lây chủ yếu qua đường tình dục, do các vi khuẩn Neisseria gonorrhea xâm nhập vào cơ thể gây ra. Biểu hiện đầu tiên của bệnh lậu sẽ được phát hiện sau khi các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sau khoảng 1 tuần.

Người bệnh sẽ có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt có mủ xuất hiện ở đầu niệu đạo vào buổi sáng. Đầu niệu đạo sẽ sưng đỏ nếu bị nặng, tiểu ra máu và các vết loét ở bộ phận sinh dục. Bệnh lậu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường gặp ở những người vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ khiến các vi khuẩn Chlamidia, Trichomonas hay Candida phát triển. Chúng tồn tại nhiều trong môi trường tự nhiên đặc biệt ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp ở nam giới khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục dẫn đến đau buốt và chảy máu.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những bệnh phổ biến về đường tiết niệu. Bàng quang bị lở loét do các vi khuẩn có hại gây ra. Các vi khuẩn có hại này chủ yếu là E.coli và một số loại vi khuẩn đường ruột khác.

Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt. Nếu tình trạng nặng hơn sẽ xuất hiện mủ màu vàng đục hoặc xanh rỉ, bụng dưới cảm thấy căng tức. Viêm bàng quang có thể gây ra việc tiểu ra máu, nếu không có phương pháp điều trị bệnh kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là một chứng bệnh xảy ra ở nam giới do các loại vi khuẩn có hại gây ra. Chúng xâm nhập vào tuyến tiền liệt gây lở loét, phá hủy các tế bào tuyến tiền liệt khiến bộ phận này không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết nước tiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh dịch. Điều này khiến bệnh nhân có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt có tiết ra mủ ở niệu đạo. Nếu tình trạng nặng, dương vật sưng đỏ khiến người bệnh không quan hệ tình dục được nữa.

Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu hiệu quả

Điều đầu tiên khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu là người bệnh phải đi khám ngay biết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sỹ về hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu, ra mủ. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu còn gì thắc mắc, các bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số 083.66.33.399 hoặc nhắn tin với các bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY để được các bác sỹ giải đáp thắc mắc cho bạn.

#tieubuot #tieurat #herbsnu