Nước tiểu có mùi hôi tanh là bị làm sao ?

Nước tiểu có mùi hôi tanh là bị làm sao ? là câu hỏi được gửi đến hòm thư giải đáp thắc mắc của Nhà Hộ Sinh A nhiều nhất trong thời gian qua. Thông thường, nước tiểu có mùi khai nhẹ nhưng nếu bỗng nhiên mà nước tiểu lại có mùi hôi nồng, nước tiểu màu sẫm thì chắc chắn rằng hệ bài tiết nước tiểu của bạn đang gặp phải vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề đó là gì qua bài viết sau đây các bạn nhé!

Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi tanh

Nguyên nhân lành tính

Trong trường hợp lành tính, nước tiểu có mùi lạ có thể do ảnh hưởng từ những thứ bạn vừa ăn, uống như:

Ăn những thực phẩm có mùi nồng như: tỏi, hành tây, măng tây, cá… Thực phẩm nhóm này sau khi tiêu hoá sẽ khiến nước tiểu có mùi bất thường.

Dùng thuốc kháng sinh hoặc vitamin: việc sử dụng các loại thuốc và vitamin dạng viên uống, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B vitamin C, Penicillin, Ampicillin… sẽ thấy mùi nước tiểu có mùi hơi hắc rất đặc trưng.

Uống ít nước: cơ thể thiếu nước khi bài tiết sẽ khiến nước tiểu sẫm màu và và có mùi khai nồng.

Ăn măng tây khiến nước tiểu có mùi trứng thối

TẠI ĐÂYTư vấn cùng các chuyên gia

Nguyên nhân ác tính

Khi thấy mùi nước tiểu hôi nồng, kèm dấu hiệu đau rát đường tiết niệu, đau quặn vùng bụng dưới… màu nước tiểu sậm bất thường, đôi khi lẫn máu và mủ thì khả năng cao bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý về hệ bài tiết, những căn bệnh đó có thể là:

Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang: đây là một dạng nhiễm trùng đường tiểu phổ biến, dấu hiệu thường thấy là đau tức phần bụng dưới, nước tiểu mùi khai và đôi khi lẫn máu.

Viêm hoặc bể thận: trường hợp này thường xảy đến do nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên hoặc từ máu. Đây là trường hợp nguy hiểm, cần trợ giúp ngay lập tức từ y bác sĩ có chuyên môn để tránh gây nguy hại đến tính mạng.

Viêm đường tiết niệu: viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, khiến nước tiểu nặng mùi và đôi khi lẫn máu.

Suy gan: người mắc bênh suy gan khiến nước tiểu vàng sậm và có mùi mốc, trong mắt và da dẻ có sắc tố vàng.

Xem thêm: Tiểu buốt nước tiểu có mùi hôi là bị bệnh gì ?

Cách phòng và chữa trị nước tiểu có mùi hôi tanh

Nếu phát hiện nước tiểu có mùi hôi tanh, điều đầu tiên bạn hãy xem lại các nguyên nhân lành tính để xác định nước tiểu của mình có mùi lạ có phải do các nguyên nhân đó hay không. Thông thường, khi nước tiểu mang mùi lạ bởi nguyên nhân lành tính sẽ không đi kèm các dấu hiệu phụ như đau rát đường tiểu, đau quặn bụng… Sau đó bạn chỉ cần loại bỏ được các nguyên nhân này thì màu và mùi nước tiểu sẽ quay về trạng thái bình thường.

TẠI ĐÂYTư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa

Cách tốt nhất để khắc phục nước tiểu có mùi hôi tanh khó chịu gây ra bởi các nguyên nhân lành tính là bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày. Như vậy không chỉ giúp hệ bài tiết vận hành tốt, đảm bảo chức năng thải độc cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống lưu lại cặn khoáng tạo sỏi, bảo vệ thận. Vì thế, bạn nên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày tuỳ thể trạng. Nếu cần kiểm soát tốt hơn lượng nước uống mỗi ngày hãy kiểm tra màu nước tiểu mỗi khi đi vệ sinh, thấy nước tiểu có mùi nhẹ và màu sắc chỉ hơi ngả vàng (gần như trong), không có cặn lạ có nghĩa là bạn đã uống đủ nước.

Uống đủ nước để hệ bài tiết luôn khoẻ mạnh.

Còn lại đối với các trường hợp nước tiểu có mùi hôi tanh do viêm nhiễm các bộ phận thuộc hệ bài tiết hoặc các bệnh về gan thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành thử nước tiểu, từ đó chuẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị. Vì vậy, bạn hãy tiến hành đi khám bác sĩ nếu sau 24 giờ vẫn thấy nước tiểu tiếp tục có những biểu hiện bất thường mà không liên quan đến thức ăn, thuốc uống hay phẩm màu bổ sung trong thực phẩm. Ngoài ra, có thể cân chỉnh lại lối sống để phòng và chữa bệnh song song với việc sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ bằng các biện pháp như:

Đối với trường hợp sỏi thận: hạn chế ăn muối, đạm, uống nhiều nước mỗi ngày.

Đối với trường hợp viêm, nhiễm trùng, ung thư bàng quang: nếu đang hút thuốc hãy ngay lập tức cai thuốc lá và lưu ý bổ sung đủ nước mỗi ngày.

Đối với trường hợp viêm, nhiễm, ung thư thận: ngừng hút thuốc lá, kiểm soát thể trọng, ăn nhiều rau quả và trái cây, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các hoá chất độc hại.

Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu: hạn chế tắm rửa ở các vùng nước bẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập . Nếu thấy viêm niệu đạo tái phát nhiều lần thì cần xem lại và cải thiện các thói quen sống. Tốt nhất là nên giữ vệ sinh thật sạch, tránh hoá chất hoặc chất bẩn tác động đến vùng kín, tập thói quen lau rửa từ phía trước đến hậu môn, vệ sinh cẩn thận sau khi giao hợp…

Mọi dấu hiệu bất thường của cơ thể đều có thể là báo động của một bệnh lý nào đó. Vì vậy nếu quan sát thấy nước tiểu bỗng dưng có biểu hiện lạ, có mùi hôi khó chịu dù trước đó bạn vẫn uống đủ nước, không ăn đồ tanh, uống thuốc… thì bạn cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu ngay sau 24 giờ theo dõi.  Nếu phát hiện những dấu hiệu kèm theo như: sốt, đau bụng, đau rát đường niệu đạo, nước tiểu lẫn máu mủ, tiểu sẫm màu, tiểu không tự chủ… bạn nên cân nhắc đến cơ sở y tế sớm nhất có thể, tránh để những biến chứng đáng tiếc xảy ra làm tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng.

Trên đây là một số chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa về hiện tượng nước tiểu có mùi hôi tanh. Hi vọng rằng bài viết trên đây đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu buốt có mùi hôi tanh. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số 083.66.33.399 hoặc nhắn tin với các bác sỹ chuyên khoa  TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc.

Hastag:#nuoctieucomui #herbsnu