Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ?

Có rất nhiều mẹ bầu dở khóc dở cười khi gặp phải hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang bầu, khiến cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hơn. Vậy tại sao có bầu lại bị ngứa vùng kín ? Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Bà bầu bị ngứa vùng kín - hiện tượng dễ gặp trong thai kỳ

Khi mang thai,cơ thể bà bầu có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen tiết ra mạnh,hình thành nhiều chất glycogen khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiệnthuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Có tới 90% các trường hợp viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ là do loại nấm Candida albicans gây nên.

Khi bị nhiễm nấm hay viêm nhiễm, bà bầu sẽ có những triệu chứng như xuất hiện huyết trắng đặc sánh, đóng thành từng mảng, âm đạo ngứa ngáy liên tục, có cảm giác đau rát tầng sinh môn, hậu môn và cả âm đạo khi đi tiểu.

Viêm nhiễm, nấm ngứa ở âm đạo có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong 40 tuần thai kỳ, nếu bà bầu không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu bị viêm nhiễm thì tình trạng dễ trở nên nặng hơn và lây lan nhanh hơn so với những người bình thường khác.

Phải làm gì khi bà bầu bị ngứa vùng kín

Bà bầu bị ngứa vùng kín là tình trạng dễ gặp nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách

Khi mang thai, nếu nhiễm nấm âm đạo sẽ khiến bà bầu bị ngứa vùng kín vô cùng khó chịu. Phần lớn các trường hợp bà bầu bị nấm âm đạo trong thai kỳ, thai nhi vẫn phát triển bình thường, tuynhiên ở một số phụ nữ, viêm nhiễm nặng có thể dẫn tới sảy thai hay sinh non.

Đặc biệt nếu tình trạng nấm vùng kín khi mang thai không được giải quyết dứt điểm trong quá trình mang thai, thì khi chuyển dạ dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm chothai nhi.

Tình trạng nhẹ nhất là bé bị nấm đen ở vùng miệng, gây đau rát khiến con bỏ bú. Khi đó, trẻ sẽ phải điều trị bằng thuốc chống nấm ngay lập tức.

Trường hợp nặng hơn, em bé trong quá trình ra khỏi bụng mẹ nếu tiếp xúc trực tiếp, hay nuốt phải nấm lúc đi qua "cửa" có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, rối loạntiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, thậm chí là tử vong. Nếu được điều trị tích cực ngay khi vừa chào đời thì em bé sẽ vượt qua được những tình trạng kể trên, tuynhiên nó vẫn có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, dễ khiến bé bỏ bú, hệ tiêu hóa kém, còi cọc, ốm yếu.

Bà bầu bị nhiễm nấm vùng kín nếu không điều trị dứt điểm sớm sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường

Xem thêm: Khí hư màu vàng đặc dính và ngứa cảnh báo bệnh gì

Cần đi khám ngay khi bà bầu bị ngứa vùng kín

Ngứa rát vùng kín là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm nấm. Nếu cảm thấy vùng kín của mình thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu thì bầ bầu cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp bạn bị nhiễm nấm,các bác sĩ sẽ kê thuốc đặt âm đạo hoặc một số loại thuốc uống không gây nguy hiểmcho thai nhi.

Thông thường,nên sử dụng thuốc đặt âm đạo, bởi nó ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Nếu phát hiện tình trạng nấm trong những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể được điều trị theo phác đồ 3 ngày, 7 ngày hay 10 ngày tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng củabà bầu.

Trong trường hợp phát hiện nấm âm đạo trong khoảng 1 tháng trước khi sinh, bà bầu sẽ được đặt 1 viên thuốc điều trị nấm ở âm đạo trước khi sinh để ngăn chặn em bé nuốt phải nấm trong quá trình ra ngoài.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc dạng kem đặc trị để bôi bênngoài vùng kín, giúp làm giảm cơn ngứa rát khi cần thiết.

Phòng tránh viêm nhiễm trong thai kỳ

Nhiễm nấm trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm khi sinh con. Các loại thuốc có thể giúp bạn điều trị tình trạng nấm, nhưng ít nhiều nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế việc phòng tránh trước vẫn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bà bầu cần nắm vững những nguyên tắc dưới đây để không bị các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập:

- Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày với nước sạch.

- Không tự ý thụt rửa hay dùng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín.

- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, thay đồ lót hàng ngày, nên giặt riêng đồ lót với quần áo và phơi ngoài nắng để tiêu diệt vi khuẩn.

- Không mặc những loại đồ lót quá chật hay bó sát.

- Luôn sử dụng giấy vệ sinh đảm bảo để lau vùng kín sau khi đi vệ sinh. Bạn nên lau từ trướcra sau để không làm dính bẩn từ hậu môn vào vùng kín.

- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, chống lại vi khuẩn và nấm.

Bà bầu bị ngứa vùng kín là dấu hiệu biểu hiện của nhiễm nấm âm đạo. Khi thấy có những dấu hiệu biểu hiện trên chị em đừng ngần ngại mà không đi thăm khám kiểm tra ngay. Nếu còn gì thắc mắc về ngứa vùng kín khi mang bầu các bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số (024) 38.255.599 –083.66.33.399 để được các bác sỹ chuyên khoa giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám

 Hastag: #herbsnu #nguavungkin